Đây là nguyên nhân vì sao trẻ em thành phố thường dễ mắc bệnh hơn trẻ em nông thôn
Trẻ em ở thành phố có điều kiện sống tốt hơn hẳn so với trẻ ở nông thôn nhất là điều kiện về vật chất. Nhưng trẻ em ở thành phố lại dễ mắc bệnh hơn. Các bậc phụ huynh thành phố luôn tìm đến những vùng ngoại ô, nông thôn, miền núi để cho trẻ trải nghiệm và tăng cường thể chất đã trở thành xu hướng ngày một gia tăng trong xã hội hiện đại.
Đối đầu với ô nhiễm môi trường từ nhỏ.
Khói bụi nhất là bụi mịn, nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng cao, tiếng ồn, những khu dân cư đông đúc kém vệ sinh. Hay nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ chưa đảm bảo an toàn… luôn là mặt trái nhức nhối của các thành phố lớn.
Trẻ nhỏ mới được sinh ra hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch – tấm lá chắn của cơ thể trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Trong giai đoạn này còn đang yếu nên cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe của trẻ dễ bị tấn công. Khi trẻ tiếp cận phải một nhân tố kém an toàn như lượng khói bụi ô nhiễm hay vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất cao. Hệ hô hấp khi đã bị tổn thương nên rất dễ bị tái nhiễm khi gặp những yếu tố tác động khiến cho trẻ thường xuyên bị ốm.
Không khí ô nhiễm, bụi, đặc biệt là bụi mịn gây kích ứng đường hô hấp trên như: hắt xì, ho, chảy nước mũi, đi sâu vào đường hô hấp dưới. Bụi bẩn có thể kích ứng làm trẻ lên cơn hen suyễn. Ngoài ra, không khí ô nhiễm còn có thể gây kích ứng lên hệ thống mắt dẫn đến làm đỏ mắt, kích ứng da, biểu hiện như nổi mề đay, ngứa, khó chịu. Về lâu dài, các loại bụi có thể xâm nhập qua niêm mạc, đường tiêu hóa, đi đến những cơ quan khác. Ảnh hưởng đến gan thận và phát triển thần kinh của trẻ.
Không gian sống chật hẹp
Do chất lượng cuộc sống ở thành thị được đánh giá cao hơn so với nông thôn. Trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố lại có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ ăn uống vô độ gấp 5 lần so với trẻ ở quê. Ăn uống đầy đủ nhưng lại ít vận động, thiếu không gian vui chơi và vận động dẫn đến thừa cân, béo phì. Là nguyên nhân hàng đầu của các chứng bệnh tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường và thậm chí cả ung thư.
Không gian chật hẹp, mật độ dân số cao khiến cho môi trường sống càng thiếu sự trong lành.
Cuộc sống ở thành phố cũng bận rộn hơn, thiếu sân chơi lành mạnh. Khiến trẻ nhỏ thường xuyên ở trong nhà, ít có thời gian được tiếp xúc, vui chơi ngoài trời. Thiếu trải nghiệm dẫn đến nguy cơ trở thành những “con gà công nghiệp” lúng túng xoay xở với cuộc sống khi chỉ có một mình.
Cải thiện môi trường sống nên được các bậc phụ huynh chú trọng.
Ngoài các yếu tố về giáo dục, rèn luyện kỹ năng thì đối với vấn đề sức khỏe của trẻ có 3 nhân tố tác động đặc biệt cần lưu ý. Đó là Bầu không khí hít thở, thực phẩm ăn uống và lối sống.
Ăn từng ngày, uống từng giờ nhưng hít thở thì từng giây. Do đó chất lượng không khí chính là nhân tố ưu tiên cần được cải thiện hàng đầu. Theo thống kê của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 17 trong đó Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh đứng top 10 thành phố ô nhiễm trên thế giới.
Chủ động có những biện pháp nhỏ nhất để hạn chế khói bụi:
Các chuyên gia cũng khuyên phu huynh nên có các các biện pháp chủ động.Như hạn chế cho trẻ ra ngoài đường, những nơi có khói bụi ô nhiễm và cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài. Sau khi đi từ ngoài đường về nhà thì nên nhỏ mũi, nhỏ mắt cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bớt bụi bẩn trong mắt, đường hô hấp.
Nên chủ động cài đặt các ứng dụng đo chất lượng không khí để từ đó có thể theo dõi, điều chỉnh sinh hoạt. Tránh ra ngoài trời vào những thời điểm cảnh báo ô nhiễm nghiêm trọng, có hại cho sức khỏe.
Xây dựng cho bé một lối sống lành mạnh từ nhỏ, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, tạo cơ hội cho trẻ được vận động để tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm.